Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG CÔNG CHÚNG

Hiện nay có thể nói giao tiếp trước đám đông không còn là việc đứng trước mọi người nói chuyện hay thuyết trình nữa mà nó được nâng tầm lên thành một môn nghệ thuật “Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng” hay “Nghệ thuật nói chuyện trước đám đông”. Có nhiều lúc chúng ta muốn làm quên với một ai đó hay tìm những người bạn để cùng chia sẻ những tâm tư của mình hoặc chỉ đơn giản là những cuộc trò chuyện với gia đình trong bữa cơm gia đình. Vì vậy nói chuyện trước công chúng là một nghệ thuật và người nói chính là một người nghệ sĩ, nếu như chúng ta áp dụng và tuân thủ đúng những qui tắc riêng của nó thì những của nó thì những vấn đề trên sẽ không làm khó dễ bạn nữa. Chúng ta hãy bắt đầu phám phá nghệ thuật nói chuyện trước công chúng này nha!

Thật ra thì nói chuyện trước đám đông không khó như các bạn nghĩ, chỉ cần bạn biết nắm bắt được những qui tắc, mấu chốt của vấn đề như: “Bạn muốn nói cái gì? Mục tiêu và vấn đề bạn nói cho người nào nghe? Vấn đề bạn nói để làm gì?”…. Thì bạn sẽ thấy công việc này không còn là cực hình đối với mình nữa. Bạn cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin diễn đạt những ý tưởng của mình một cách logic, trôi chảy và bạn có thể chế ngự được nỗi sợ hãi khi các bạn nói chuyện trước đám đông như:
  • Chúng ta nên đến làm quen với địa điểm thuyết trình, đi một vòng quanh khu vực và kiểm tra các dụng cụ hỗ trợ cho buổi thuyết trình
  • Nếu bạn không nắm rõ chủ đề mà bạn sắp nói hay bạn không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng lên gấp đôi hay gấp ba
  • Thư giản, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục
  • Bạn nên xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn và hướng sự chú ý của bạn đến nội dung bài thuyết trình và khan giả. Sự sợ hãi sẽ tan biến
  • Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn và đó cũng là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông

Ngoài những cách nói trên thì chúng ta cần phải loại bỏ một số tật xấu làm bạn mất điểm trong buổi thuyết trình:
  • Chúng ta không nên ghi toàn bộ bài văn muốn nói mà chỉ ghi lại những ý dễ quên qua các lần lập lại
  • Nếu bạn không có tài khôi hài thì đừng cố làm cho mọi người cười, bạn sẽ gặp thất bại
  •  Chúng ta nên tránh dung những từ chuyên môn và từ mới không thông dụng. Nếu như bắt buộc dung những từ trên thì chúng ta cần phải giải thích cho người nghe hiểu
  • Hết sức tránh các lỗi thông thường sau đây: Nói ngọng, nói lắp, nói những câu vô nghĩa
  • Tránh nói đều đều, chúng ta nên sử dụng âm điệu trầm bổng, giọng nói cần lúc nhẹ, lúc mạnh, lúc nhanh, lúc chậm
  • Bỏ những tật xấu như: mân mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào túi quần, sửa kính




0 nhận xét:

Đăng nhận xét