Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

NHỮNG CÁCH MỞ ĐẦU VÀ KẾT THÚC BÀI THUYẾT TRÌNH ẤN TƯỢNG


Trong thuyết trình, có thể nói phần mở bài thành công có nghĩa là bạn đã thắng lợi được một nửa. Đó là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp. Nhưng bạn không biết những cách mở đầu và kết thúc bài thuyết trình của mình làm sao để ấn tượng với người nghe. Bạn đang muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình hoặc kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Bạn không biết cách mở đầu bài thuyết trình cũng như cách kết thúc bài thuyết trình của mình như thế nào? Bạn đang lo lắng và rất hoang mang?
Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Sau đây là 5 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng cho một bài thuyết trình.

1. Những câu hỏi bất ngờ
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ.
Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.

2. Mở màn bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ.
Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước.
Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.

3. Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.

4. Chiếm lấy trái tim người nghe
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.

5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp.

6. Tạm kết
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình.
Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình.

Phần kết thúc bài thuyết trình cần phải ấn tượng, hãy tưởng tượng xem, bạn mở đầu bài thuyết trình hoàn hảo, truyền tải nội dung hoàn hảo, khán giả đã đạt đến 90% cái gật đầu, sự mãn nguyện. Thế nhưng bạn lại kết thúc buổi thuyết trình một cách nhạt nhẽo vô vị.

Có nhiều cách kết thúc bài thuyết trình và chẳng có cách nào là hoàn hảo, hiệu quả nhất, vì hiệu quả chỉ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng chúng như thế nào. Dưới đây là những phương pháp kết thúc bài thuyết trình và cách sử dụng chúng sao cho phù hợp để gây ấn tượng nhất.

1. Tóm lược nội dung trước khi kết thúc bài thuyết trình
Đây là phương pháp hết sức phổ biến, lời tóm lượt thường được đặt ngay trước câu cảm ơn khán giả. Lưu ý duy nhất cho phương pháp này là bạn hãy cố gắng tránh giọng điệu thuyết giảng, dạy đời khán giả. Bạn không cần biểu lộ nhiều cảm xúc khi tóm lượt bài nói của mình, chỉ cần nói vắn tắt những ý chính bạn đã truyền tải xuyên suốt buổi thuyết trình.

2. Kêu gọi hành động:
Đây là cách kết thúc khá dễ dàng, nhưng bạn hãy nhớ chỉ kêu gọi hành động nếu điều bạn yêu cầu vừa thẳng thắn nhưng cũng lại ý nhị, tinh tế. Nếu yêu cầu của bạn không thẳng thắn, mà cứ vòng vo tam quốc, bạn sẽ không thúc đẩy được người nghe hành động.

3. Kết thúc buổi thuyết trình đầy xúc cảm
Nếu bạn có thể truyền đạt, lèo lái cảm xúc khán giả, thì đây là một phương pháp vô cùng hữu hiệu, mà thậm chí bạn chẳng cần “kêu gọi hành động”, khán giả vẫn sẽ làm theo những gì bạn muốn.  Phương pháp này cực kỳ hiệu quả, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng truyền đạt cảm xúc, cũng như sự thấu hiểu tâm lý khán giả của bạn

4. Kết thúc bài thuyết trình hài hước
Đây là phương pháp ít được sử dụng nhất. Lý do là vì nó rất không ăn nhập với những chủ đề thuyết trình cần sự nghiêm túc. Chính vì thế, bạn chỉ nên kết thúc buổi thuyết trình bằng một tràng cười sảng khoái nơi khán giả nếu bạn đang diễn hài, hoặc xuyên suốt bài thuyết trình của bạn là rất nhiều tình tiết buồn cười.

5. Cảm ơn thế nào cho hay?
Cảm ơn cũng là một cơ hội để bạn đào sâu mối liên kết với khán giả. Thay vì chỉ đơn giản nói “cảm ơn các bạn rất nhiều” hay “cảm ơn vì đã chú ý lắng nghe”, bạn có thể nói một cách tình cảm và sâu sắc hơn như: “Tôi muốn cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ở đây cùng tôi và sự chú ý nhiệt tình của bạn đến bài nói của tôi, tôi đang vô cùng hạnh phúc. Các bạn là những khán giả tuyệt vời!”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét