Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

LÀM SAO ĐỂ TỰ TIN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

Bạn là người có năng lực nhưng lại không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ với chính mình rằng không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai đó “cướp” mất? Tuy nhiên nếu bạn muốn thành công trong công việc bạn phải học cách nói trước công chúng. Vậy làm sao để tự tin trước đám đông? Bí quyết nào để dẫn đến thành công?
Dù là những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bạn hay là đối tác khách hàng thì việc nói trước đám đông là một trong những cách tốt nhất để thành công. Ngoài trở ngại trong việc cạnh tranh về năng lực với những đồng nghiệp khác để thăng tiến, bạn còn phải có kỹ năng nói và thuyết phục người khác nữa. Dù đã có được chiếc ghế “cao” trong công ty, một chỗ dựa vững chắc, bạn vẫn phải rèn luyện tầm nhìn, cách làm sao tự tin trước đám đông và khả năng lãnh đạo của mình. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn là người có khả năng lãnh đạo và những lời nói thuyết phục bằng những tuyệt chiêu dưới đây.

1/ Thả lỏng cơ thể.
Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như một chú Robot.
Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu và buông lỏng cơ thể. Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.

2/ Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ.
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước bưổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó.

3/ Đừng sợ người nghe “ăn thịt” bạn.
Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công “ăn thịt” bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng.
Vì thế , dù trong lòng bạn cảm thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, cố thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe.

4/ Sợ làm trò cười.
Bạn thường run sợ trước đám đông bởi vì bạn luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia ..v..v… Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn phải thật hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt, cho hay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét