Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

CÁCH DIỄN THUYẾT TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

Khi diễn thuyết trước đám đông, các tư vấn viên và báo cáo viên phải nói rất trôi chảy về mặt kỹ thuật, nhưng bản thân họ cũng có những cách diễn thuyết trước đám đông theo cách riêng. Họ phải quan sát và lắng nghe giống như một nhà lãnh đạo thực thụ, đặc biệt là khi họ đang đứng ở nơi quan trọng nhất. Ví dụ như khi báo cáo về kết quả của một dự án, giải thích các xu hướng mới trong lĩnh vực bảo hiểm chẳng hạn. Để làm tốt điều này, họ có thể học hỏi kinh nghiệm nói trước đám đông từ các nhà lãnh đạo DN như các CEO, các nhà quản trị và các nhóm lãnh đạo khác.
Như vậy chính xác thì bạn phải làm gì để mình có cách diễn thuyết trước đám đông của riêng mình? Trước tiên không phải là tập trung vào nói những gì mà là nói như thế nào. Nội dung bài diễn thuyết của bạn không chỉ ổn về mặt kỹ thuật mà phải thật rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục người nghe. Nếu không, bạn chỉ là một báo cáo viên chứ không phải là một lãnh đạo. 
Dưới đây là 6 bí quyết giúp bạn có cách diễn thuyết trước đám đông:
Bí quyết 1: Nói về những ý quan trọng bài diễn thuyết
Trong mọi bài diễn thuyết, trình bày hay truyền thông cần có một ý lớn. Đó là điều mà tất cả mọi người đều có thể nhớ. Các ý tưởng lớn có cuộc sống riêng của nó và không nhất thiết đó phải là một bài phát biểu hoành tráng. Nó được gọi là lớn bởi vì sức mạnh của nó chứ không phải vì độ dài.
Bí quyết 2: Nói về thời điểm hiện tại
Không ai thích một bài diễn thuyết đã được đóng khung, chuẩn bị sẵn. Nó sẽ khiến mọi người chán nản và mất hết hứng thú. Thông điệp của bạn phải nói với mọi người về những gì đang xảy ra với họ vào thời điểm hiện tại để lôi kéo người nghe. Hãy làm sao để ngay cả khi người ta không chắc chắn về điều xảy ra ấy nhưng vẫn muốn nghe bạn nói. Để đạt được điều này hãy trình bày bài diễn thuyết của chính mình một cách tự nhiên và đừng lệ thuộc vào bài diễn thuyết đã được đánh máy và công phu chuẩn bị từ trước. 
Bí quyết 3: Nói đơn giản
Một sai lầm mà những người phát biểu thường hay mắc phải là họ tham lam và cố nhồi nhét quá nhiều thứ trong một bài diễn thuyết của họ. Để khắc phục điều này, hãy làm cho nó đơn giản, dễ nhớ và không phức tạp.
Bí quyết 4: Thẳng thắn
Phẩm chất hàng đầu mà người ta muốn có ở một lãnh đạo là sự chân thực và liêm chính. Vì vậy, thông điệp của bạn cũng phải thật sự chân thành. Thính giả muốn lãnh đạo không chỉ là một người nói hay, nói giỏi, mà phải là người nói cho họ biết sự thực bất kể đó là điều gì. Trong môi trường kinh doanh ngày nay với quá nhiều lừa lọc, sự bất tín và xì căng đan, nhiều người mất dần niềm tin vào các tư vấn viên. Do đó, thẳng thắn, chân thành được coi là phẩm chất vô cùng đáng quý.
Bí quyết 5: Lạc quan
Với tư cách là một người diễn thuyết, bạn phải hướng khách hàng của mình tới những thời điểm tốt đẹp và khi gặp khó khăn trở ngại, bạn phải cân bằng thực tế đó với một tinh thần lạc quan.
Bí quyết 6: Chân chính

Bạn sẽ cảm thấy khó khăn và tồi tệ vô cùng nếu phải diễn thuyết trước một đám đông luôn nghi ngờ và nghĩ không tốt về bạn. Ngay cả khi đó là một cuộc đối thoại hay gặp gỡ bình thường, thành kiến đó cũng đatự bạn vào tình thế bất lợi. Nhiệm vụ lúc này của bạn là tìm ra cách thức nào đó để tạo ra sự kết nối, liên hệ. Muốn vậy, phải thực hiện nó một cách chân chính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét